Việc mượn sổ BHXH của người khác để xin việc, đi làm là hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng, vì nhiều lý do, nhiều người đã mượn hoặc cho mượn hồ sơ BHXH để đi làm mà không biết hành động này khiến mình bị mất toàn bộ quyền lợi, bị cơ quan BHXH xử phạt hành chính về hành vi thiếu trung thực. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề trên.
Người cho mượn sổ BHXH phải viết Đơn đề nghị (Mẫu D01-TS) tường trình rõ lý do cho người khác mượn sổ, nhưng do không liên lạc được và cam kết không thừa nhận quá trình sổ BHXH mà người mượn hồ sơ đã tham gia BHXH.
Nộp hồ sơ giải quyết theo PGNHS gộp sổ (304/…/SO).
Bộ phận thu nhập quá trình tham gia BHXH do nơi khác quản lý mà NLĐ không thừa nhận (Nếu có).
Bộ phận cấp sổ thẻ khóa quá trình tham gia BHXH trên dữ liệu theo phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ NLĐ không thừa nhận tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Nếu sổ không thừa nhận đã hưởng trợ cấp 1 lần, trợ cấp thất nghiệp thì khóa phương án CT,TT và lập biên bản hủy số sổ không thừa nhận tại mục “ Hủy có nhiều sổ”.
Tại khoản 4 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm: “4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.”
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ - CP quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân;
c)Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.”
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 27 Nghị định 88/2015/NĐ - CP quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giả mạo.”
Như vậy, hành vi cho người khác mượn hồ sơ BHXH để trục lợi sẽ bị xử phạt hành chính. Ngoài ra, bên mượn và bên người sử dụng lao động cũng sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 88/2015/NĐ – CP.
Căn cứ vào Khoản 7 Mục II Công văn 3663/BHXH-THU về trình tự giải quyết hồ sơ gộp sổ khi người lao động mượn, cho mượn sổ BHXH như sau:
“7.Trình tự giải quyết hồ sơ gộp sổ BHXH khi NLĐ mượn, cho mượn sổ BHXH:
7.1. Bộ phận thu khi giải quyết hồ sơ gộp sổ, nếu phát hiện NLĐ có thời gian tham gia BHXH trùng do mượn hoặc cho mượn sổ BHXH thì hướng dẫn NLĐ điều chỉnh nhân thân theo hướng dẫn tại Công văn số 2609/BHXH ngày 25/7/2013, về việc phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sổ BHXH.
NLĐ sau khi có Quyết định xử phạt của Thanh tra Sở Lao động Thương binh và xã hội (LĐTB&XH) và đã nộp phạt đúng quy định, thì nộp hồ sơ giải quyết theo Phiếu giao nhận hồ sơ (PGNHS) điều chỉnh nhân thân do mượn tên (303/.../SO).
7.2.Trường hợp người cho mượn sổ BHXH không liên lạc được với người mượn thì:
- Người cho mượn sổ BHXH phải viết Đơn đề nghị (mẫu D01-TS) tường trình rõ lý do cho người khác mượn, nhưng do không liên lạc được và cam kết không thừa nhận quá trình sổ BHXH mà người mượn sổ đã tham gia BHXH.
- Nộp hồ sơ giải quyết theo PGNHS gộp sổ (304/.../SO).
- Bộ phận thu nhập quá trình tham gia BHXH do nơi khác quản lý mà NLĐ không thừa nhận (nếu có).
- Bộ phận cấp sổ thẻ khóa quá trình tham gia BHXH trên dữ liệu theo phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ NLĐ không thừa nhận tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Nếu sổ không thừa nhận đã hưởng trợ cấp 1 lần, trợ cấp thất nghiệp thì khóa phương án CT, TT và lập biên bản hủy số sổ không thừa nhận tại mục “Hủy có nhiều sổ”.
7.3.Trường hợp NLĐ mượn sổ BHXH và đã hưởng hết các chế độ trên sổ mượn tên (hồ sơ giả), nay nộp hồ sơ giải quyết điều chỉnh nhân thân, có Quyết định xử phạt...theo (PGNHS 303/.../SO), thì thực hiện:
- Bộ phận cấp sổ thẻ khóa quá trình tham gia BHXH trên dữ liệu theo phương án CT, TT và lập biên bản thu hồi sổ tại mục “Thu hồi sổ giải quyết chế độ”. Trường hợp không còn sổ do bị cơ quan BHXH thu hồi hoặc bị mất sau khi hưởng hết chế độ thì chỉ khóa quá trình tham gia BHXH trên dữ liệu theo phương án CT, TT.
7.4.Trường hợp 2 số sổ BHXH trùng nhau hoàn toàn về nhân thân mà NLĐ đang giải quyết hồ sơ, có đơn cam kết không cho người khác mượn hồ sơ (do bị người khác lạm dụng):
- Nếu số sổ BHXH bị lạm dụng mà NLĐ đó đang còn làm việc ở một đơn vị khác, thì mời NLĐ đó lên xác minh, để làm căn cứ giải quyết.
- Nếu số sổ BHXH bị lạm dụng mà NLĐ đó đã nghỉ việc không liên lạc được, thì hướng dẫn NLĐ đang giải quyết hồ sơ, làm thủ tục hồ sơ và giải quyết như mục 7.2 trên đây “Trường hợp người cho mượn hồ sơ không liên lạc được với người mượn hồ sơ”.
Bài viết vừa rồi là toàn bộ các thông tin về Mượn sổ BHXH đi làm và tham gia BHXH. Hãy theo dõi VIN-BHXH để tìm hiểu và cập nhật thêm các kiến thức liên quan về chế độ bảo hiểm nhé.
Các doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu về cài đặt hay những thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 6134 hoặc đăng ký ngay: