Người lao động là những đối tượng bắt buộc tham gia đóng BHXH, người dân cũng có thể tham gia BHXH theo hình thức tự nguyện và được hưởng những quyền lợi đặc biệt từ các chế độ của BHXH mang lại. Bài viết dưới đây của VIN-BHXH sẽ cung cấp các thông tin chi tiết.
Quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật BHXH 2014 như sau: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Chế độ ốm đau đối với người tham gia được quy định chi tiết tại Chương III, Mục 1, Luật BHXH 2014. Để được hưởng chế độ này người tham gia cần đáp ứng đủ các điều kiện hưởng tại Điều 25:
Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. |
Người lao động thuộc đối tượng và một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 30, 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 khi đang đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp 1 |
Trường hợp 2 |
Lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản sẽ được nghỉ khám thai, hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai,…; nghỉ hưởng chế độ khi sinh con; khi thực hiện các biện pháp tránh thai. |
Lao động nữ mang thai hộ hay người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi cũng sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản khi đủ điều kiện hưởng. |
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Điều kiện 1: NLĐ bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc
Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (trường hợp này yêu cầu văn bản theo yêu cầu từ đơn vị)
Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Điều kiện 2: NLD bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên bị tai nạn
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như sau:
Bị bệnh thuộc bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
Từ 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của NLĐ đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau
Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật. Đối với NLĐ đang đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điểm h, Khoản 1 của Luật Bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan BHXH.
Căn cứ Khoản 1, Điều 67, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 những người đang tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng; tòa tuyên án là chết, trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng.
Đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
Đang hưởng lương hưu;
Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Căn cứ Khoản 2 Điều 67 Luật BHXH 2014 quy định những thân nhân được hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Con chưa đủ 18, từ đủ 18 tuổi trở lên bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha, mẹ đẻ, của vợ hoặc chồng, thành viên trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân, gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha, mẹ đẻ, của vợ hoặc chồng, thành viên trong gia đình mà người tham gia BHXH có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân, gia đình nếu dưới 60 tuổi với nam, dưới 55 tuổi với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Quy định chi tiết tại khoản 3, điều 3, Luật BHXH 2014: BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Nhà nước hỗ trợ theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:
Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;
Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Quy định tại Khoản 2, Điều 4, Luật BHXH 2014 người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Cụ thể:
Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện về tuổi và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ hưu trí.
Lương hưu hàng tháng bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH, trong đó:
Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ mỗi năm thì được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Người lao động có thời gian đóng BHXH tự nguyện từ đủ 60 tháng (05 năm) trở lên và người đang hưởng lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.
Người lao động tham gia BHXH tự nguyện chết, thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất theo quy định tại Điều 80 và Điều 81, Luật Bảo hiểm xã hội.
Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Trường hợp NLĐ có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức trợ cấp một lần bằng số tiền đã đóng nhưng tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; trường hợp có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH.
Những điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2022
Hướng dẫn thủ tục ủy quyền hưởng BHXH một lần năm 2022
Bài viết vừa rồi là toàn bộ các thông tin về Các chế độ bảo hiểm tại Việt Nam năm 2022. Hãy theo dõi VIN-BHXH để tìm hiểu và cập nhật thêm các kiến thức liên quan về bảo hiểm xã hội nhé.
Các doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu về cài đặt hay những thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 6134 hoặc đăng ký ngay: