Tin Tức

Truy thu cộng nối thời gian dưới 3 tháng không còn phải lập D04h-TS theo Quyết định 505/QĐ-BHXH

1. Điều kiện truy thu:

1.1. Cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan BHXH thanh tra buộc truy thu.

Trường hợp phát hiện đơn vị có dấu hiệu hoặc cố tình vi phạm như trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; đóng không đúng tiền lương của người lao động (NLĐ), thu tiền của NLĐ nhưng không đóng, đóng không kịp thời, đóng không đủ số tiền phải đóng; khai man, giả mạo hồ sơ thì cơ quan BHXH hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xuất thanh tra, thanh tra liên ngành. Căn cứ trên Quyết định thanh tra được kết luận, đơn vị thực hiện truy thu cộng nối thời gian tham gia cho NLĐ trong đơn vị nếu có chỉ đạo.

1.2. Đơn vị đề nghị truy thu đối với NLĐ.

Trường hợp NLĐ làm việc tại đơn vị nhưng do sai sót mà đơn vị báo tăng chậm muộn hoặc báo thời gian tham gia BHXH của NLĐ thiếu chính xác thì phải thực hiện điều chỉnh lại.

Căn cứ trên hồ sơ đề nghị truy thu của đơn vị, cán bộ BHXH chuyên quản của đơn vị làm việc và thông báo về kế hoạch kiểm tra xác minh hồ sơ đối với từng trường hợp cụ thể.

1.3. Quy định thực hiện truy thu cộng nối thời gian

* Theo quy định cũ của Quyết định 595/QĐ-BHXH:

  • Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối thời gian dưới 6 tháng phải kèm Mẫu D04h-TS hoặc kết luận kiểm tra

  • Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối thời gian từ 06 tháng trở lên kèm kết luận thanh tra.

Xem thêm chi tiết tại: Xác minh thời gian truy thu theo biên bản kiểm tra D04h-TS: Đơn vị chuẩn bị hồ sơ gì?

* Quy định mới tại Phụ lục 02 Quyết định 505/QĐ-BHXH hiệu lực từ 01/05/2020

  • Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối tổng thời gian dưới 03 tháng: cán bộ thu chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ theo Phụ lục 02 trước khi truy thu.
  •  
  • Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối tổng thời gian từ 03 đến 06 tháng: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cán bộ thu lập biên bản (Mẫu D04h-TS), trình Giám đốc BHXH phê duyệt.
  •  
  • Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối tổng thời gian trên 06 tháng trở lên: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cán bộ thu lập biên bản (Mẫu D04h-TS), trình Giám đốc BHXH thực hiện thanh tra đột xuất và xử lý theo quy định.

2. Thành phần tham dự kế hoạch kiểm tra xác minh hồ sơ

- Cơ quan BHXH trực tiếp quản lý đơn vị: 1 Lãnh đạo cơ quan BHXH - 1 Chuyên viên - Cán bộ chuyên quản của đơn vị.

- Đơn vị: Chủ sử dụng lao động hoặc người được uỷ quyền hợp pháp - cán bộ nhân sự - cán bộ chuyên trách về kế toán, tiền lương, BHXH.

- Trường hợp thanh tra liên ngành thì đồng thời có sự tham gia của các cán bộ của cơ quan ban ngành có liên quan.

3. Thời hiệu xác minh

Xác minh hồ sơ trong thời gian làm căn cứ truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của NLĐ tại đơn vị.

4. Hồ sơ yêu cầu chuẩn bị

- Hồ sơ cá nhân của NLĐ: Sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe, hồ sơ xin việc, hồ sơ cá nhân khác...

- Hợp đồng lao động, Quyết định tuyển dụng...

- Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương;

- Quyết toán thuế TNCN (nếu NLĐ có thời gian đóng qua năm tài chính);

- Hệ thống thang lương, bảng lương và đăng ký sử dụng lao động với Phòng LĐTBXH áp dụng trong thời hiệu xác minh;

- Sổ quản lý nhân sự của đơn vị trong thời hiệu xác minh;

- Báo cáo tài chỉnh các năm trong thời hiệu xác minh;

- Hồ sơ xác minh cho thời gian không thuộc đối tượng đóng BHXH của NLĐ: Hợp đồng thử việc, Hợp đồng làm việc dưới 1 tháng, Hợp đồng dịch vụ...

Bạn cần hỗ trợ?

Chat với CSKH
Đội ngũ tư vấn ONE-CA luôn sẵn sàng hỗ trợ
Liên hệ tổng đài CSKH
Bạn có thể gọi đến số 1900 6134
Tham gia cộng đồng ONE-CA
Kết nối công đồng ONE-CA trên Facebook
2022 © Visnam . All rights reserved.